""" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "

Bí Ẩn Con Mắt Thứ Ba & Năng Lượng Con Người

Tuyến tùng quả trong não bộ con người có cấu trúc của một con mắt. Nó có các tế bào hoạt động như các thụ thể cảm quang, có chức năng tương đồng như võng mạc... Khoa học phương Tây đang dần dần tiếp nhận rằng thể tùng quả là một con mắt thứ ba.Vũ trụ đầy những bí ẩn thử thách trí tuệ hiện tại của chúng ta. Có rất nhiểu câu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ này nhằm kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mà trước đây chúng ta không dám mơ đến.



Tuyến tùng quả trong não bộ con người có cấu trúc của một con mắt. Nó có các tế bào hoạt động như các thụ thể cảm quang, có chức năng tương đồng như võng mạc. Nó có cấu trúc tương tự như dịch kính - là một dạng gel nằm giữa võng mạc và thủy tinh thể của mắt và cũng có cấu trúc tương tự như một ống kính máy ảnh.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu nhiều hơn về thể tùng quả. Theo tâm linh học phương Đông và triết học phương Tây xem đây là nơi trú ngụ của ý thức con người. Tín ngưỡng phương Đông cũng cho rằng, trong những không gian tồn tại khác, khắp cơ thể người là những con mắt. Khoa học phương Tây đang dần dần tiếp nhận rằng thể tùng quả là một con mắt thứ ba.

Nhiều năm trôi qua, các nhà khoa học đã nhận ra những điểm tương đồng giữa thể tùng quả và con mắt. Năm 1919, ông Frederick Tilney và ông Luther Fiske Warren đã từng viết rằng những sự tương đồng được liệt kê như trên chứng minh rằng tuyến tùng quả có cấu trúc nhạy cảm với ánh sáng và có thể có các khả năng thị giác khác.
Gần đây hơn, vào năm 1995, Tiến sĩ Cheryl Craft, người đứng đầu Khoa tế bào và sinh học thần kinh tại Đại học Nam California, đã viết về cái mà bà gọi là "con mắt trí tuệ". "Dưới lớp da trong hộp sọ của một con thằn lằn có một ‘con mắt thứ ba’ cảm ứng với ánh sáng … tương tự như tuyến tùng có khả năng tiết ra hormone trong bộ não con người. Tuyến tùng của con người không tiếp nhận được ánh sáng trực tiếp, nhưng cũng giống như "con mắt thứ ba" của con thằn lằn, nó có biểu hiện của sự tăng cường giải phóng một loại hormone gọi là melatonin vào ban đêm", bà viết. "Tuyến tùng là "con mắt trí tuệ". Một bó sợi thần kinh kết nối nó với vùng não sau — là một bộ phận khác của não bộ mà con người vẫn chưa thực sự thấu hiểu.
Trong những năm 1950, các nhà nghiên cứu phát hiện ra khả năng phát hiện ánh sáng của thể tùng quả, và sản xuất melatonin theo lượng ánh sáng mà nó phát hiện. Bằng cách này, nó chủ yếu kiểm soát những nhịp độ quan trọng trong cơ thể, nó ảnh hưởng đến sự sinh sản và hệ thống miễn dịch. Trước đó, người ta cho rằng thể tùng quả là một vết tích còn sót lại trong quá trình tiến hóa, nhưng phát hiện này cho thấy nó thực sự có một chức năng quan trọng.
Mới đây nhất, một phát hiện khác vào tháng 5 năm 2013 có thể làm thay đổi cách con người nhận định về thể tùng quả.
Phát hiện này cho thấy rằng thể tùng quả của chuột tạo ra N,N - dimethyltryptamine (DMT). DMT hiện diện rộng rãi trong các cơ thể hữu cơ mà con người vẫn chưa hiểu rõ. Một số người tiêu thụ DMT để tạo ra những trải nghiệm ảo giác mà thường được cho là tiến nhập vào trạng thái tâm linh.

Quay trở lại những năm 1990, tiến sĩ Rick Strassman đã tiến hành một nghiên cứu lâm sàng được chính phủ Mỹ phê duyệt tại Đại học New Mexico, tiêm DMT cho những người tình nguyện. Ông gọi DMT là các "phân tử tinh thần".
Tiến sĩ Jimo Borjigin tại trường Đại học Michigan và Tiến sĩ Steven Barker tại Đại học Tiểu Bang Louisiana đã thực hiện nghiên cứu khẳng định sự hiện diện của DMT trong tuyến tùng của những con chuột. Nó được tài trợ một phần bởi Quỹ Nghiên cứu Cottonwood đứng đầu bởi tiến sĩ Strassman và nhằm hỗ trợ nghiên cứu khoa học về bản chất của ý thức. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Biomedical Chromatography.

Theo Hà Trần



No comments :

Post a Comment