""" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "" "

Huyền Công Thiếu Lâm



Võ Thiếu Lâm hay Thiếu Lâm Quyền, Thiếu Lâm Công Phu là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc.Người Trung Hoa thường phân loại các môn võ của họ thành hai loại với tên gọi khác nhau. Môn võ vật thì gọi là Giốc Để, còn võ quyền cước (đánh đá chân tay) gọi là Thủ Bác, mà bây giờ chúng ta gọi là quyền thuật (boxing). Sau này người Trung Hoa gọi các môn võ chân tay (hay quyền thuật) của họ là Kỹ kích hay Kỹ pháp.[1]

Tên khác của Thiếu Lâm Quyền: Thiếu Lâm công phu. Người Quảng Đông thì lại gọi các môn võ thuật có nguồn gốc từ Thiếu Lâm là Kungfu hay Gongfu (phiên âm Hán-Việt: Công Phu) và mang nó đi truyền bá khắp bên ngoài Trung Hoa Đại Lục nên người phương Tây gọi võ Trung Hoa là Kungfu, và các môn quyền thuật (boxing) (tiếng Nhật đọc là Kempo hay Kenpo) và công phu xuất phát từ chùa Thiếu Lâm thì gọi là Thiếu Lâm công phu (Shaolin là phiên âm latinh từ tiếng phổ thông, còn tiếng Quảng Đông đọc là "Sỉu Lầm" - viết là Silum) hoặc là Thiếu Lâm võ thuật. Trong khi tiếng Nhật thì cũng có một cách đọc na ná âm tiết là Shorin (Shaolin) và Ji (Sì). Do vậy, môn Karate (Không Thủ Đạo) ở Nhật còn có một tên gọi khác nữa là Shorin Ji Kempo nghĩa là Quyền Pháp Thiếu Lâm tự của Nhật Bản .Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công, Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kĩ, hay 72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm, 72 công phu Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm Thất Thập Nhị Nghệ là số lượng các tuyệt kĩ được các võ sư nhiều đời của Thiếu Lâm tự đúc kết, tinh lọc, tổng hợp và phân loại, theo đó hệ thống võ học Thiếu Lâm phái hay Thiếu Lâm danh gia dù có phương pháp luyện tập đặc biệt nào cũng không ra ngoài 72 tuyệt kĩ này.
Con số 72 (Địa sát) trong lí luận Triết học Trung Hoa là bội số của số 9, cũng như con số 36 (Thiên cương) hay 108 là tổng hợp của cả 72 và 36, được sử dụng trong nhiều hệ thống võ học khác nhau nhằm xác định số lượng đòn thế, chiêu thức trong một bài sáo lộ (quyền thảo, binh khí) hay các đòn thế tuyệt kĩ. Bởi vậy, trong thực tế thất thập nhị huyền công cũng có thể được chỉ một hệ thống khác hẳn, như hệ thống các phép biến hóa của nhân vật huyền thoại Tôn Ngộ Không trong Tây du kí, hay sử dụng để chỉ 72 thế công thủ phản biến trong Thập bát La Hán quyền của môn phái do võ sư Đoàn Tâm Ảnh Việt Nam giảng dạy, là các chiêu thức giúp các võ sinh tự vệ một cách hữu hiệu. Chính vì sự đa dạng của thuật ngữ như vậy, khi bàn về hệ thống thất nhập nhị huyền công với tư cách là những công phu của Thiếu Lâm tự, người ta thường gọi cụ thể bằng chữ "Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công", hay "72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm tự".
Trong lịch sử võ thuật Thiếu Lâm (Tung Sơn, Hà Nam) tương truyền rằng vào thời Tống Mạt Nguyên Sơ có nhà sư Giác Viễn Thượng Nhân (觉远上人) đã từ bài quyền La Hán Thập Bát Thủ (羅漢十八 手) nghĩa là 18 thế tay của phật A-la hán chế tác ra Thiếu Lâm thất thập nhị quyền pháp (người Trung Hoa dịch sang tiếng Anh là 72 Types of Shaolin) là 72 thế quyền căn bản của Thiếu Lâm.

Không nên lầm lẫn Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công (người Trung Hoa dịch sang tiếng Anh là 72 Arst of Shaolin) với Thiếu Lâm thất thập nhị quyền pháp do Giác Viễn sáng tác.

Cũng nên lưu ý rằng trong võ Thiếu Lâm không hề có thập bát La Hán quyền (18 đường La Hán quyền) như đã được truyền tụng lâu nay trong giới võ thuật tại Trung Hoa và các nước Đông Á mà chỉ có bài quyền La Hán Thập Bát Thủ tương truyền từ Đạt Ma và La Hán quyền (羅漢拳) mà thôi.

No comments :

Post a Comment