Thấp khớp (Rheumatoid Arthritis), hay còn gọi là bệnh phong thấp, là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm), mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các đặc điểm đa hệ khác.
Nguyên nhân
1. Độ tuổi: Theo thống kê có khoảng 1/2 số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp, trong khi đó chỉ có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này.
2. Gien: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
3. Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.
4. Hút thuốc: Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp.
5. Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
6. Chế độ ăn: Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vì thế cần điều chỉnh cân nặng hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh thấp khớp do độ tuổi
Triệu chứng
Người bị viêm khớp cảm thấy đau khớp ngay cả lúc nghỉ. Chỗ đau bị sưng và luôn tiết dịch ở bên trong. Khi cố sức cử động để làm việc càng thấy đau hơn. Buổi sáng khi mới ngủ dậy, thường cảm thấy cứng tay, cứng chân. Một lúc sau mới cử động dễ dàng hơn.
Người bị gỉ khớp thường chỉ đau khi lao động, đỡ đau khi nghỉ. Khi cử động các khớp có thể kêu răng rắc, đôi khi lên cơn đau vì bị viêm. Ngoài ra còn có các biểu hiện:
• Sốt nhẹ
• Uể oải và mệt mỏi
• Ăn uống không ngon miệng.
• Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.
• Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng..
• Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
• Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
• Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
• Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
• Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.
Điều trị
Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm: Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), Corticosteroid, Thuốc DMARD (thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh), Anti-cytokine (chống phân bào)
Phụ nữ thường bị bệnh đa viêm khớp ở bàn tay và ở đầu gối, thường được chữa trị bằng thuốc chống viêm và các loại thuốc có corticoide. Ở đàn ông, hiện tượng đau khớp có thể xảy ra ở tay, đầu gối, cổ chân và ở cả cột sống, thường được điều trị bằng các thuốc chống viêm, dầu xoa bóp ngâm nước có những tính chất nhất định.
Hiện tượng thoái hóa khớp ở đầu gối, hông, tay và cột xương sống thường được điều trị bằng Aspirine, thuốc chống viêm, cử động liệu pháp, các thuốc xoa bóp, ngâm nước biển, nước suối thiên nhiên
CHỮA VIÊM HỌNG MÙA ĐÔNG | KHI NÀO CẦN DÙNG KHÁNG SINH CHỮA VIÊM HỌNG | ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP |
ĐẬU ĐEN CHỮA ĐAU LƯNG | SƠN THÙ TRỊ LOÃNG XƯƠNG | CHỮA THẤP KHỚP |
XEM THÊM
No comments :
Post a Comment