Nếu bạn bị thoái hóa khớp gối, thì vật lý trị liệu và luyệt tập là những phần trong thể thiếu trong kế hoạch điều trị.
Mục đích của chúng là cải thiện chức năng khớp gối nhờ giảm đau, giảm sưng và cứng khớp, TS. Lim Yii Hong, giám đốc lâm sàng tại Trung tâm điều trị thoái hóa khớp Inliven, Trung tâm Y học Novena, Singapore cho biết.
Cũng có nhiều phường pháp điều trị khác cho thoái hóa khớp gối, bao gồm thuốc uống, thuốc tiêm và phẫu thuật khi cần.
Từng bệnh nhân có thể có nguyên nhân đau khớp gối khác nhau và cần được chần đoán cẩn thận, vì không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả mọi người.
Lối sống năng động rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và bệnh nhân bị thoái hsoa khớp gối cần và nên tập luyện.
Nhưng trước khi tập, bệnh nhân nên hỏi ý kiến các thầy thuốc có kinh nghiệp về y học thể thao và hướng dẫn tập.
Họ cần có lời khuyên về những bài tập thích hợp có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp mà không làm bệnh nặng thêm.
Điều quan trọng với bệnh nhân thoái hóa khớp gối là tránh những bài tập gây stress và áp lực lên vùng gối bị đau. Chạy và nhảy cao thường không được khuyến nghị.
Đi bộ hoặc đứng lâu quá 10 phút không phù hợp với bệnh nhân bị một số dạng thoái hóa khớp gối.
Đi xe đạp cũng không thích hợp, nhất là với những người bị thoái hóa khớp có thể gây đau khi lên xuống cầu thang hoặc khi ngồi xổm.
Bơi nhìn chung là kiểu tập luyện tốt.
Các động tác tăng cường sức mạnh sẽ giúp tăng sự nâng đỡ của cơ xung quanh khớp gối để giảm stress và tăng độ linh hoạt, trong khi các động tác kéo giãn sẽ giúp tăng tầm vận động và phục hồi chức năng khớp gối bình thường. Tuy nhiên, lời khuyên về những hoạt động khác sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Dưới đây là một số ví dụ về các động tác kéo giãn, sức mạnh và cân bằng để củng cố các cơ xung quanh khớp gối.
1. Kéo giãn cơ tứ đầu (cơ mặt trước đùi)
Động tác này giúp giải phóng sức căng đè lên mặt trước khớp gối do cơ đùi căng cứng.
Đứng thăng bằng trên chân trái. Tay phải nắm lấy bàn chân phải và kéo gót chân về phía mông. Bạn sẽ cảm thấy căng ở mặt trước đùi.
Giữ nguyên trong 30 giây, sau đó thả ra. Làm lại động tác 5 lần. Đổi chân bên kia.
2. Kéo giãn cơ gấp hông
Động tác này giúp giải phóng sức căng ở mặt trước khớp gối do cơ hông và cơ đùi căng cứng.
Đứng với chân trái phía trước và chân phải phía sau. Gấp khớp gối phải xuống sàn. Cảm giác căng ở mắt trước hông và đùi của chân phía sau.
Giữ nguyên tư thế trong 30 giây trước khi thả ra. Làm lại động tác 5 lần. Đổi chân bên kia
3. Bắc cầu hai chân/một chân
Động tác này tăng cường cơ mông giúp nâng đỡ khớp gối tốt hơn trong khi đi bộ.
Nằm ngửa co hai chân. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt sàn. Cảm giác căng ở cơ mông.
Giữ nguyên tư thế trong 10 giâu, sau đó thả ra. Thực hiện động tác 10 lượt mỗi lần, hai hoặc 3 lần. Có thể tăng độ khó bằng cách chỉ dùng một chân để nâng mông lên trong khi giữ chân kia duỗi thẳng.
4. Kéo giãn cơ khoeo (cơ mặt sau đùi)
Động tác này giúp giảm sức căng ở khớp gối do cơ khoeo căng cứng.
Nằm ngửa. Giơ chân phải lên và tay giữ vào mặt sau đầu gối. Kéo đầu gối về phía ngực. Cảm giác căng ở mặt sau đùi. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó thả ra.Thự c hiện động tác 5 lần. Làm lại với chân bên kia.
5. Ngồi xuống đứng lên
Động tác này giúp tăng cường cơ vùng mông và khi thực hiện đúng kỹ thuật, nó làm giảm tải trọng vô ích đè lên khớp gối khi phải thực hiện những hoạt động ở tư thế này.
Hạ thấp người xuống ghế, giữ hai đầu gối vuông góc 90o với thân và tay duỗi thẳng ra trước.
Giữ nguyên tay duỗi thẳng, cúi ra trước từ phần hông và nhấc mông lên khỏi ghế để đứng dậy từ từ. Bạn cần cảm thấy sức căng ở cơ mông. Đảm bảo sao cho đầu gối không vượt quá mũi bàn chân khi đứng. Làm lại động tác 10 lượt mỗi lần trong hai hoặc 3 lần.
6. Chạy một chân tại chỗ
Động tác này giúp cải thiện cảm giác thăng bằng
Trong khi giữ thăng bằng trên chân phải, nhấc chân trái lên để tạo thành một góc 90o với ngực.
Cúi ra trước từ phần hông và đẩy chân trái đang giơ này ra sau, sao cho phần sau cơ thể được kéo giãn. Giữ nguyên tư thế trong vài giây trước khi trở lại đứng trên hai chân. Không để đầu gối của chân trụ vượt quá mũi bàn chân. Cảm giác căng cơ
No comments :
Post a Comment