Ăn đói... sống lâu!
Có nhiều người tin tưởng chìa khóa để có thể sống thêm 20 năm là luôn luôn giữ sao cho ở tình trạng đói một chút thì hơn. Đừng quên thái quá và bất cập trong ăn uống đều làm cơ thể suy nhược khó chống với bệnh tật và tuổi già.
Quan niệm này được gọi là hạn chế calori và một trường hợp điển hình của tín đồ đạo này là Oprah Winfrey, một ngôi sao điều khiển một chương trình nổi tiếng trên màn ảnh truyền hình Mỹ, đã thực hiện. Oprah đã quảng cáo cho phép giữ cho thân thể thon thon trong mấy chục năm bằng chính vẻ trẻ trung và năng động của mình.
Hạn chế calori đã có nhiều người ứng dụng và thành công. Cứ xem cư dân Okinawa, Nhật Bản, thì rõ. Nơi này có thể kể là có nhiều cư dân sống tới tuổi bách niên nhiều nhất trên thế giới cho tới khi nó phải nhường kỷ lục cho vùng Shimane ở duyên hải phía nam Nhật. Theo con số thống kê chính thức của chính quyền Nhật Bản thì trong năm nay quận Shimane cho biết đổ đồng cứ 100.000 người dân có tới 74,3 vị thọ ở tuổi bách niên trong năm 2010, trong khi Okinawa chỉ có 66,7 vị.
Mặc dù đối với tuổi thọ thì vai trò của di truyền rất quan trọng. Cái gien sống lâu trong cơ thể một người được cho rằng giữ vai trò quyết định tới khoảng trên dưới 50 phần trăm cho tuổi thọ của người đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tìm thấy những vị thọ tới trăm tuổi ở Okinawa đã theo một chế độ sinh hoạt khắc khổ khác thường, năng động và tất cả dựa trên sự điều độ. Dân Okinawa chỉ ăn già lưng bụng (khoảng 80 phần trăm) chứ không ăn no căng và trong thực đơn thì nhiều trái cây, rau đậu nành và cá.
Mặc dù đối với tuổi thọ thì vai trò của di truyền rất quan trọng. Cái gien sống lâu trong cơ thể một người được cho rằng giữ vai trò quyết định tới khoảng trên dưới 50 phần trăm cho tuổi thọ của người đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tìm thấy những vị thọ tới trăm tuổi ở Okinawa đã theo một chế độ sinh hoạt khắc khổ khác thường, năng động và tất cả dựa trên sự điều độ. Dân Okinawa chỉ ăn già lưng bụng (khoảng 80 phần trăm) chứ không ăn no căng và trong thực đơn thì nhiều trái cây, rau đậu nành và cá.
Trong ăn uống để có sức khỏe, không mấy ai trong chúng ta không biết phải theo tiêu chuẩn nào, như nên ăn uống ra sao và chọn thực phẩm nào. Nhưng một nhóm những người theo nguyên tắc sống này đã đi sâu hơn trong việc thực hành và tin tưởng rằng bỏ bớt bữa ăn và tìm cách giảm mức hấp thụ calori vào cơ thể khoảng 30 phần trăm sẽ hy vọng trẻ mãi không già.
Brian Delaney, chủ tịch của hiệp hội quốc tế chủ trương giảm calori có tên là Calorie Restriction Society International, thì thực đơn hằng ngày có thể khởi đầu bằng một bữa ăn với một chén lớn đầy hạt (như mì, mạch...), trái cây và yogurt, sẽ đem lại cho cơ thể khoảng chừng 900 calori. Bữa ăn này có thể giúp nuôi dưỡng cơ thể trong 10 tiếng đồng hồ tới khi cơ thể có thể ăn một bữa trưa giản dị và khiêm tốn với cá và rau.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Delaney ở Colombia, tiết lộ với một ký giả: Khi tôi mới bắt đầu chương trình này tôi muốn sống lâu hơn. Nhưng sau đó động lực thúc đẩy là tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều.
Craig Willcox, một chuyên gia lừng danh nghiên cứu về lão niên (gerontologist), giáo sư tại Đại học Okinawa International, trong bao nhiêu năm qua đã nghiên cứu các trường hợp thọ trăm tuổi tại Nhật Bản, đã cho biết trong thực tế giảm thiểu lượng calori nhập vào cơ thể có thể giúp giảm các căn bệnh do tuổi già mang lại như tim mạch, ung thư và sự suy thoái toàn bộ nói chung.
Giảm thiểu mức thu calori giúp cơ thể không phải miễn cưỡng hấp thụ năng lượng không cần thiết, một việc tránh cho bộ máy đã bắt đầu suy yếu phải làm việc quá sức dẫn tới bệnh hoạn tuổi già dễ dàng ập tới. Mặc dù nhìn nhận yếu tố di truyền giúp cho nhiều tinh hoa của Okinawa sống tới tuổi bách niên nhưng Willcox vẫn cho rằng nhìn chung, ngăn ngừa tuổi già tới quá nhanh và giữ được sức khỏe thì ước lượng 30 phần trăm nhờ di truyền còn 70 phần trăm nhờ cách sinh hoạt điều độ.
Nhà nghiên cứu này viết trong một email: Tôi cho rằng thói quên sinh hoạt rất quan trọng cho sức khỏe tuổi già. Gien và môi sinh luôn luôn đồng bộ tác dụng vào cuộc sống nhưng nếp sống của quý vị cũng là một yếu tố không thể coi nhẹ.
Hạn chế calori là một trong chiến lược đã kể như Willcox đã cùng với người em là Bradley, viết trong bộ sách Okinawa Program được New York Times từng giới thiệu là sách bán chạy nhất. Các tác giả cho rằng thay vì nhịn đói, thì nên dùng các thực phẩm có ít calori (căn cứ vào thành phần ghi trên thực đơn hay ngoài bao bì là một lượng thực phẩm chứa đựng có bao nhiêu calori).
Trong những thập niên mới đây, các nhà nghiên cứu sau những công trình nghiên cứu hạn chế lượng calori đối với loài vật thì thấy loài gặm nhấm nếu giảm thiểu số lượng calori hấp thụ từ 30 tới 60 phần trăm thì tuổi thọ có khả năng tăng tới 60 phần trăm. Loài chuột hạn chế mức hấp thụ calori cũng ít bệnh tuổi già mạn tính kéo dai dẳng hơn nhưng con được ăn uống thỏa thích.
Một số chuyên gia cho rằng vì chúng ta hạn chế lượng calori thu nhập vào cơ thể, thì cơ thể có khả năng trở nên hoạt động bén nhạy hơn. Thay vì nó phải cố gắng làm việc cho sự tăng trưởng và quá trình biến hóa cần thiết, thì nó có thể chú trọng tới việc bảo trì và sửa chữa những gì cơ thể cần thiết để sinh tồn. Delaney giải thích trong tình trạng đói cơ thể chuyển sang dạng sinh tồn (survival mode) và ưu tiên cho việc bảo vệ hơn là sản xuất và tăng trưởng.
Như thế nếu chúng ta biết ăn uống một cách lành mạnh, chẳng phải chúng ta có thể kéo dài thời điểm hết hạn sử dụng của bộ máy cơ thể của chúng ta hay sao?
Theo nhà chuyên nghiên cứu về bệnh tuổi già Michael Gordon thuộc hệ thống Baycrest săn sóc bệnh già có tên Baycrest Geriatric Health Care System, thì nhờ giảm calori chúng ta đã tích cực giảm được yếu tố di truyền bệnh hoạn mà chúng ta nhận được từ cha mẹ từ khi lọt lòng. Chẳng hạn nếu bệnh tim là chứng bệnh gia đình thường gặp, thì ăn uống kiêng khem và tập luyện thường xuyên có khả năng giúp chúng ta sống khỏe mạnh thêm nhiều năm trước khi phát bệnh và cũng giúp cho chúng ta nếu bị bệnh cũng hy vọng bình phục.
Bea Levis, một vị cao niên ở Mỹ, cho rằng một cuộc sống có thói quen lành mạnh giúp cho tuổi già khỏi đau đớn và phiền muộn. Nhà giáo 92 tuổi này mỗi ngày ăn một bữa xà lát và cà tô mát và đi bộ ít nhất 30 phút. Bà không ăn thịt đỏ và cho tới nay ngoài chứng thấp khớp, sức khỏe của bà còn rất tốt.
Còn một bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là hoạt động. Bea Levis lúc nào cũng lạc quan và năng động. Gordon nhận xét: Những người tính tình lạc quan thích giao tiếp xã hội và tiếp xúc với mọi người, khi già sẽ có nhiều cơ hội sống thoải mái với môi trường chung quanh. Đó là một yếu tố bổ ích cho sức khỏe.
Ngoài những công việc tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ và trong bữa cơm với gia đình và bè bạn, Bea chẳng mấy khi nhàn rỗi. Bà tuyên bố: Tôi rất tin tưởng vào việc dấn thân vào cộng đồng. Ta càng dấn thân vào thế giới chung quanh bao nhiêu, thì càng có cơ hội giao tiếp qua lại với người khác bấy nhiêu , nhờ đó phẩm chất cuộc sống của ta tốt hơn và động lực sống của ta càng mạnh.
Từ thế kỷ XVI, đại triết gia Nguyễn Bỉnh Khiêm của ta đã từng khuyên mọi người:
Như sơ đương nhục, bộ đương cư
Tâm dật thân nhàn tứ thể thư
(Ăn rau thay thịt, bộ thay xe
Thần khí an nhàn, bụng hả hê.)
Tâm dật thân nhàn tứ thể thư
(Ăn rau thay thịt, bộ thay xe
Thần khí an nhàn, bụng hả hê.)
Phải chăng lời khuyên ăn rau quả và hoạt động chính là phương pháp trường xuân và trường thọ mà ngày nay các khoa học gia xác nhận.
(Theo Aging gracefully is all about food -Tác giả Vivian Song, đăng trên Toronto Star )
No comments :
Post a Comment